Vietnam
V-League 1 là giải đấu bóng đá hàng đầu tại Việt Nam, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người yêu thích môn thể thao vua tại đất nước hình chữ S. Ngoài ra V-league còn là cơ sở để cung cấp cầu thủ chất lượng cho đội tuyển quốc gia. Vì vậy, hãy cùng Aloscore tìm hiểu về giải bóng đá hấp dẫn nhất các sân cỏ Việt Nam mỗi cuối tuần tại đây.
Kể từ khi giải bóng đá V-League chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp từ mùa giải 2000/01, chất lượng giải đấu hàng đầu Việt Nam đã nâng cao đáng kể, cùng với Thái Lan trở thành những giải đấu VĐQG có tính cạnh tranh nhất khu vực và lọt top 20 khu vực châu Á.
Theo đó Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam xếp ở hạng 14 châu Á, hạng 7 khu vực Đông Á. Nhờ đó VFF sẽ có 2 suất dự giải châu lục do AFC tổ chức.
Giải đấu V-League từ khi thành lập cũng đã ghi nhận những nhà vô địch xuất sắc như Hà Nội hay Viettel, càng khiến giải đấu thêm hấp dẫn.
Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam có nền tảng từ năm 1955, với tên gọi ban đầu là giải Hòa Bình. Mùa giải 1979, hệ thống giải Vô địch Quốc gia Việt Nam đã có sự thay đổi lớn khi bắt đầu phân hạng, tiền đề sắp xếp lại hệ thống thi đấu như các giải bóng đá VĐQG hiện nay.
Tuy nhiên để V-League trở thành giải đấu số 1 Việt Nam như hiện nay thì Liên đoàn và các đội bóng đã trải qua 3 giai đoạn thăng trầm với những thay đổi mang tính lịch sử.
Giai đoạn 1: Hình thành và phát triển
Trong những ngày đầu mới ra mắt, giải đấu đã phải chứng kiến sự thay đổi liên tục về thể thức khi không có thể thức nào tồn tại quá 2 năm. Tổng cục Thể dục Thể thao từng quyết định tạm dừng tổ chức giải đấu năm 1988 để điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống thi đấu. Từ năm 1997, giải đấu mang tên Giải bóng đá Vô địch hạng Nhất Quốc gia.
Giai đoạn 2: V League khoác lên tấm áo chuyên nghiệp
Mùa giải đầu tiên của thế kỷ 21, Liên đoàn bóng đá Việt Nam quyết định áp dụng mô hình chuyên nghiệp. Lịch sử giải đấu vô địch quốc gia chính thức được gọi V-League từ mùa giải 2000/2001. Điểm nhấn đặc biệt của giai đoạn này chính là việc mở cửa cho các cầu thủ nước ngoài và cầu thủ nhập tịch tham dự, mang đến một làn gió mới cho màu sắc của giải đấu.
Giai đoạn 3: VPF ra đời và điều hành giải đấu bóng đá Vleague
Năm 2012, sau nhiều tiêu cực thì 6 đội bóng lớn lúc đó là Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai, Hà Nội ACB, Vissai Ninh Bình, Khatoco Khánh Hòa và Lam Sơn Thanh Hóa đã tuyên bố rút lui khỏi giải và đặt nền móng cho một giải đấu mới theo mô hình Super Liga.
Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) chính thức ra đời với vai trò quản lý các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, trong đó có V-League. Như vậy, quyền tổ chức giải đấu đã chuyển từ VFF sang VPF và diễn ra cho đến ngày nay.
Trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh thì hiện tại VPF đang áp dụng thể thức thi đấu truyền thống. Các đội đá theo vòng tròn tính điểm, hai lươt sân nhà và sân khách. Các suất xuống hạng cũng tăng lên, từ 1 suất lên 1,5 suất. V-League sẽ bao gồm 14 đội, diễn ra tổng cộng 26 vòng đấu tại V-League 1, tương ứng với 182 trận.
Kể từ mùa giải V-League 2023/2024, giải đấu VĐQG Việt Nam được tổ chức kéo dài trong 2 năm, từ mùa thu năm này vắt sang mùa hè năm sau. Đây là một bước đột phá nhằm đồng bộ hóa với xu hướng chung của bóng đá toàn cầu. Điều này giúp các CLB sẽ không còn phải gặp phải tình trạng giải đấu bị dừng lại để các đội tuyển trẻ quốc gia tập trung.
Trong thời gian diễn ra mùa giải, V-League sẽ tạm nghỉ 116 ngày cho phép đội tuyển quốc gia tập trung theo lịch FIFA Days và các giải đấu vô địch khu vực và châu lục như AFF Cup hay Asian Cup nếu có.
Thời gian các trận đấu vẫn diễn ra vào cuối tuần, chiều thứ 6, thứ 7 và chủ nhật.
Dựa vào thứ hạng cuối cùng trên bảng xếp hạng V-League Việt Nam, đội nào nhiều điểm nhất sẽ trở thành nhà vô địch. Đội xếp cuối bảng V-League sẽ phải nói lời chia tay giải đấu. Trong khi đội đứng thứ 13 sẽ tham gia trận play-off với đội xếp thứ 2 của giải Hạng Nhất. Đội thắng sẽ giành quyền chơi bóng ở V-league mùa sau.
Nhà vô địch V-League sẽ nhận cúp vô địch, huy chương vàng cùng phần thưởng trị giá 5 tỷ đồng, tăng 2 tỷ so với mùa giải 2021/2022. Sự cạnh tranh cho các vị trí xếp sau ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết khi mức thưởng dành cho đội á quân và hạng ba đã được điều chỉnh tăng lên, lần lượt từ 2,5 tỉ lên 3 tỷ đồng dành cho đội á quân và 1,25 tỷ lên 1,5 tỷ đồng cho đội hạng ba.
Kể từ thời điểm bắt đầu giải V-League từ mùa 2000/2001 V-League đã trở thành sân khấu cho nhiều đội bóng vô địch xuất sắc. Một trong những cú sốc lớn nhất là khi Hoàng Anh Gia Lai, ngay sau khi lên hạng vào năm 2003, đã giành lấy vương miện.
Tuy nhiên, đội bóng xuất sắc nhất không thể không nhắc đến Hà Nội (trước đây là Hà Nội T&T). Đội bóng của bầu Hiển trở thành câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử V-League với tới 6 lần đăng quang. Đứng thứ hai là Becamex Bình Dương với 4 chiếc cúp vô địch.
Số liệu cập nhật đến hết mùa giải 2022/2023
TT | Đội bóng | Các tên đội cũ | Số lần vô địch |
1 | Hà Nội | Hà Nội T&T; Hà Nội | 6 |
2 | Thể Công Viettel | Câu lạc bộ Quân đội; Thể Công; Viettel | 6 |
3 | Bình Dương | Bình Dương ; Becamex Bình Dương | 4 |
4 | Thành phố Hồ Chí Minh | Cảng Sài Gòn; Thành phố Hồ Chí Minh | 4 |
5 | Đà Nẵng | Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng; Đà Nẵng; SHB Đà Nẵng | 3 |
6 | Sông Lam Nghệ An | 3 | |
7 | Long An | Gạch Đồng Tâm Long An | 2 |
8 | Công an Hà Nội | 2 | |
9 | Hoàng Anh Gia Lai | 2 | |
10 | Đồng Tháp | Tập đoàn Cao su Đồng Tháp | 2 |
11 | Công an Thành phố Hồ Chí Minh | Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Ngân hàng Đông Á | 1 |
12 | Nam Định | Công nghiệp Hà Nam Ninh; Nam Định; Sông Đà Nam Định | 1 |
13 | Hải Quan | 1 | |
14 | Hà Nội ACB | Tổng cục Đường sắt | 1 |
Quảng Nam | 1 |
Các kỷ lục mùa giải
Các kỷ lục về các trận đấu và cầu thủ
V League áp dụng VAR từ khi nào?
Công nghệ VAR được đưa vào sử dụng tại V-League từ mùa giải 2023/2024. Trước đó VFF đã đưa vào thử nghiệm ở 5 vòng đấu cuối mùa trước. Đến mùa 2023/24 thì VAR chính thức có mặt ở tất cả các vòng đấu, tối đa 4 trận/vòng.
Vì sao Hà Nội từng bị cấm dự các giải AFC dù vô địch cúp quốc gia và V-league?
Từ năm 2012, Liên đoàn Bóng đá châu Á ra yêu cầu các CLB tham dự các giải đấu châu lục phải đáp ứng đủ 5 tiêu chí của AFC: tiêu chí thể thao, cơ sở vật chất, tổ chức - nhân sự, pháp lý và tài chính.
Mùa 2019, CLB Hà Nội dù lập cú đúp vô địch giải quốc nội nhưng cũng không được phép dự vòng loại AFC Champions League lẫn AFC Cup 2020. Lý do bởi đội bóng thủ đô không có đội dự giải U15 quốc gia mùa 2019, không đạt tiêu chí thể thao của AFC.
Sân Hàng Đẫy là sân nhà của câu lạc bộ nào?
Cũng trong mùa giải 2023/24, AFC yêu cầu sân vận động Hàng Đẫy chỉ có tối đa 2 câu lạc bộ dùng làm sân nhà. Trước đó đây là sân nhà của 3 đội là Công an Hà Nội, Hà Nội FC và Thể Công Viettel. Cuộc tranh chấp giữa 3 đội bóng này vẫn chưa ngã ngũ và nếu không thể chốt phương án cuối cùng, AFC sẽ cắt suất thi đấu của các câu lạc bộ Việt Nam tại cúp C1 và C2 châu Á ở mùa kế tiếp.
Vì sao các câu lạc bộ V-League thường xuyên thay đổi tên?
Việc các đội bóng Việt hay thay tên đổi họ, kể cả khi giải đấu đang diễn ra là chuyện khá bình thường. Chẳng hạn HAGL đổi thành LPBank HAGL, Viettel đổi thành Thể Công Viettel và mới nhất là trường hợp CLB bóng đá Quy Nhơn Bình Định đổi thành CLB bóng đá MerryLand Quy Nhơn Bình Định.
Sở dĩ có câu chuyện này là vì các đội bóng cần nhà tài trợ và sẽ gắn tên các thương hiệu như một điều khoản trao đổi giữa hai bên. Thế nhưng các nhà tài trợ thường chỉ gắn bó mỗi 2-3 năm, nên cứ hết nhà tài trợ này thì tên đội bóng cũng thay đổi theo tên nhà tài trợ mới.
Câu lạc bộ V-League nào từng vô địch ngay khi lên hạng?
Đó là Đồng Tháp mùa giải 1989, Hoàng Anh Gia Lai mùa 2003 và Công an Hà Nội mùa 2023. Ngược lại với các đội trên thì Cảng Sài Gòn trở thành đội đầu tiên xuống hạng ngay sau khi vô địch ở mùa 2003.
Sự kiện "năm thằng ốm đánh một thằng mập" là gì?
Năm 2019 bầu Đức (chủ tịch đội bóng HAGL) có câu phát biểu gây tranh cãi “năm thằng ốm đánh thằng mập”, nhằm ám chỉ việc bầu Hiển (chủ tịch CLB Hà Nội) sở hữu nhiều đội bóng ở V-League. Có thời điểm bầu Hiển có liên quan đến tận 5 đội bóng gồm Hà Nội, Sài Gòn, Quảng Nam, SHB Đà Nẵng… Việc “một ông chủ nhiều đội bóng” khiến khán giả thường bày tỏ sự bức xúc mỗi khi các trận đấu có dấu hiệu nhường điểm hoặc thành lập liên minh đồng minh nhằm trục lợi tại giải đấu số 1 Việt Nam.
Đội bóng nào từng vô địch V-League trước 5 vòng đấu?
V-League mùa giải 2019, CLB Hà Nội giành được 54 điểm sau 21 vòng đấu, chính thức lên ngôi vô địch trước 5 vòng đấu khi bỏ xa đội xếp sau là Khánh Hòa đến tận 16 điểm. Đây cũng là kỷ lục vô địch sớm nhất trong lịch sử V-League. Tổng kết mùa giải, Hà Nội còn phá thêm nhiều kỷ lục khác, như giành nhiều điểm nhất trong một mùa giải với 64 điểm, thắng nhiều trận nhất với 20 trận và điểm trung bình mỗi trận cao nhất với 2,46 điểm/trận, ghi nhiều bàn thắng nhất với 72 bàn/ 26 trận.
Trên đây là những thông tin được Aloscore cập nhật về giải đấu số 1 Việt Nam. Đây là sân chơi của 14 đội bóng hàng đầu, càng ngày càng khẳng định vị thế của mình không chỉ trên sân cỏ trong nước mà còn trên đấu trường khu vực Đông Nam Á và châu lục.
Ngoài ra danh mục V-League trên trang chủ Aloscore còn mang đến những thông tin được cập nhật chi tiết về lịch thi đấu, bảng xếp hạng, nhận định và kết quả bóng đá trận đấu hấp dẫn của giải V-League Việt Nam.